CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Những năm gần đây, bên cạnh các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam thì đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng. Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính. Mỗi thương vụ M&A là cả một quá trình phức tạp và kéo dài gồm nhiều giai đoạn và liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, tài chính, lao động, đất đai đến pháp lý. Thị trường M&A ở Việt Nam đã tồn tại từ trước khi có luật cạnh tranh – văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn đề này được ban hành. Để thực hiện giao dịch M&A, nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh của hoạt động này như: luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán, bộ luật lao động...Hãy cùng kế toán Thành Khang tìm hiểu pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong bài viết dưới đây.

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Trước tiên khi tìm hiểu pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp chúng ta cần hiểu khái niệm mua bán doanh nghiệp là gì? Điều 17 Luật Cạnh Tranh năm 2004 quy định mua bán doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp

Xét ở góc độ quyền của doanh nghiệp, các quy định pháp luật của Việt Nam đã công nhận quyền thực hiện giao dịch M&A của nhà đầu tư như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán, bộ luật dân sự, luật Các tổ chức tín dụng... Quyền này được thể hiện thông qua một số quyền như: quyền được chào bán cổ phần, hoặc giá trị phần góp vốn của người chủ sở hữu vốn, hoặc giá trị phần vốn được quyền chào bán của doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp (bao gồm bán tài sản của doanh nghiệp, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu, hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước), quyền mua lại doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế Việt Nam.

Dựa trên các quyền được pháp luật công nhận, hoạt động M&A được chia thành nhiều hình thức:

  • Mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
  • Mua lại và hợp nhất doanh nghiệp.
  • Mua lại và sáp nhập.
  • Mua, bán, hoán đổi cổ phiếu của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
  • Mua và thâu tóm hợp tác xã thông qua hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của xã viên.
  • Mua và thâu tóm doanh nghiệp tư nhân.
  • Thâu tóm thông qua mua lại tài sản doanh nghiệp (không bao gồm bất đông sản).
  • Thâu tóm doanh nghiệp thông qua mua lại tài sản doanh nghiệp (bao gồm bất động sản).
  • Thâu tóm doanh nghiệp thông qua mua nợ.
  • Thâu tóm doanh nghiệp đối với một số doanh nghiệp đặc thù như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.

3. Quy trình mua bán doanh nghiệp

Không giống như những giao dịch đơn thuần khác, mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có một mục tiêu nhất định và có sự am hiểu về mặt thị trường, tài chính và pháp lý. Mỗi thương vụ M&A đều có những điểm riêng biệt nhất định nhưng nhìn chung, đa số các thương vụ vẫn được tiến hành theo một quy trình tổng quát như sau:

Quy trình mua bán doanh nghiệp

Bước 1: Lên kế hoạch và đàm phán sơ bộ

Khi đã xác định được mục tiêu và tìm được công ty có thể đáp ứng với các tiêu chí đã đề ra, bên mua có thể trao đổi thêm thông tin, đàm phán với bên bán, lên kế hoạch và đưa ra một số đề nghị với bên bán bằng cách soạn thảo văn bản để phác thảo một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,.. trước khi đàm phán và hoàn thiện tất cả các thủ tục còn lại.

Bước 2: Báo cáo thẩm định

Sau bước đánh giá sơ bộ trên, bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tài chính để đánh giá chuyên sâu về hoạt động của công ty mục tiêu.
Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, bên mua sẽ được tiếp cận nhiều tài liệu nội bộ của bên bán, vì vậy, trước khi tiến hành thẩm định, hai bên sẽ kí kết một hợp đồng bảo mật thông tin để đảm bảo lợi ích hợp pháp và dữ liệu thông tin nội bộ doanh nghiệp của bên bán trong trường hợp bên mua không có ý định mua, tránh việc bên mua lợi dụng dữ liệu nội bộ của bên bán thông qua việc thẩm định để trục lợi.

Việc thẩm định thường chia làm hai phần:

Thẩm định tài chính: tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, các khoản vay vốn, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,..

Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án,….

Kết quả của báo cáo thẩm định chi tiết giữ vai trò rất quan trọng đối với bên mua, giúp bên mua hoạch định và nắm được tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình đang có ý định tiến hành thâu tóm. Trên thực tế, đây chính là bước quyết định một thương vụ M&A được tiến hành hay không.

Bước 3: Thẩm định giá

Thực tế cho thấy, khâu đàm phán về giá là một khâu thường có nhiều mâu thuẫn khi mà bên bán thường có xu hướng chào giá quá cao và bên mua lại đề nghị mua với giá thấp. Do đó, các bên phải thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty bởi lẽ giá trị của một công ty không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn hiện có mà việc định giá công ty còn có thể căn cứ vào các yếu tố như bí mật kinh doanh, công nghệ, quyền sở hữu tài sản vô hình,….

Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A

Sau khi đạt được sự đồng thuận của các bước nêu trên, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng M&A để ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường,… Hay nói một cách khác, hợp đồng M&A cần phải được điều chỉnh để trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch cho đến thời kỳ hậu M&A.

Sau khi thỏa thuận hoàn thành, các bên tiến hành các thủ tục pháp lý chính thức liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ bên bán sang bên mua, đặc biệt với các loại tài sản, quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần, thủ tục chuyển nhượng sẽ khác nhau đối với các loại công ty khác nhau.

Đối với việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

  • Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.
  • Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Đối với việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

  • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
  • Thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi công ty gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
  • Nộp và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng vốn cho hoạt động chuyển nhượng vốn.

Thông qua bài viết trên, các bạn cũng hiểu được phần nào về hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như quy trình mua bán doanh nghiệp cụ thể. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn, thẩm định hoặc hỗ trợ về hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp hãy liên hệ đến hotline của kế toán Thành Khang để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo