Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ thủ tục đăng ký mới BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Bài viết sau đây kế toán Thành Khang (TKC) sẽ hướng dẫn chi tiết về đăng ký mới bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
+ Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
+ Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
+ Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
+ Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
+ Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
+ Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
+ Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
+ Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại quyết định 595/QĐ-BHXH, khi đăng ký tham gia BHXH, NLĐ cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:
Trong quá trình kê khai, doanh nghiệp cần lưu ý:
Ngoài các tờ khai, bảng kê nêu trên, doanh nghiệp cần đính kèm:
Thủ tục tham gia BHXH lần đầu gồm các bước sau:
Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Việc xác định cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ sẽ phụ thuộc vào giấy phép đăng ký kinh doanh.
4. Các hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bản cứng hoặc hồ sơ điện tử khi thực hiện thủ tục tham gia BHXH lần đầu:
Trên đây kế toán Thành khang đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn về cách thức đăng ký mới bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ đăng ký mới bảo hiểm xã hội hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!