• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo nghị quyết 116/NQ-CP mới

THỦ TỤC HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỪ GÓI 30.000 TỶ ĐỒNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP 

Gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP là trên tinh thần và đạo lý chung là những ai ảnh hưởng vì đại dịch mà có đóng Bảo hiểm thất nghiệp( BHTN) thì sẽ được hưởng. Vấn đề hỗ trợ do ảnh hưởng Covid 19 từ Quỹ BHTN 30.000 tỷ đồng nhiều anh chị em thắc mắc. 

  1. Người lao động đang nghỉ thai sản thì có được hưởng không? 
  2. Người lao động đang thất nghiệp và có làm hỗ trợ thất nghiệp rồi thì có được hưởng không? 
  3. Người lao động đang nghỉ không lương 03 tháng có được hưởng không?
  4. Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động (không còn làm việc ở doanh nghiệp hoặc đang ở quê) sẽ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 bằng cách nào?

 Thủ tục hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo nghị quyết 116/NQ-CP

Kế Toán Thành Khang TKC sẽ tổng hợp thông tin gửi đến Quý Công Ty để thực hiện cho đơn vị mình. 

1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG: 

Điều kiện để được nhận hỗ trợ Covid – 19 theo Nghị quyết số 116/NQ-CP

  • Đơn vị /Công Ty của Người lao động đang công tác đã nộp đủ tiền vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết tháng 9/2021.
  • Dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2020 đến 30/09/2021 có bảo lưu thời hạn đóng.
  • Người lao động cài đủ ứng dụng VssID: Ứng dụng bảo hiểm xã hội. 
  • Người lao động có số tài khoản cá nhân trùng tên với ứng dụng VSSID và khớp với số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã đăng ký bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn đăng ký

Mức hỗ trợ cụ thể theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ( VND/người)

Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
Thời gian thực hiện: Việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Hỗ trợ người lao động theo nghị quyết 116
 

2. ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

  • Đối tượng áp dụng: Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
  • Mức giảm đóng: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Hỗ trợ người sử dụng lao động theo nghị quyết 116

Như vậy kể từ ngày 01/07/2021 Người sử dụng lao động được hưởng hỗ trợ do dịch Covid – 19

Cụ thể:

Giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ - BNN: Đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH: Từ 01/7/2021 - 30/6/2022.

  • Không áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Toàn bộ số tiền doanh nghiệp được giảm được dùng để hỗ trợ người lao động phòng, chống đại dịch Covid-19.

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí - tử tuất: Chính sách này áp dụng từ 01/7/2021.

  • Doanh nghiệp đã đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí - tử tuất đến hết tháng 4/2021, bị ảnh hưởng bởi Covid-19, phải giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 4/2021: Được dừng đóng 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ.
  • Đã được giải quyết tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất trước đó do Covid-19, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng không quá 12 tháng.

Giảm mức đóng vào quỹ BHTN:

  • Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động.
  • Đối tượng áp dụng: Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
  • Thời gian thực hiện: 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 - hết ngày 30/9/2022.

Bảng thống kê mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 01/10/2021 
Với lao động Việt Nam

Người lao động thông thường:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
14% hoặc tạm dừng 3% 0% 0% 3% 8% hoặc tạm dừng - - 1% 1.5%
20% 10.5%
Tổng cộng 30.5%

Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN (*) Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
14% hoặc tạm dừng 3% 0.5% 1% 3% 8% hoặc tạm dừng - - 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Với lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
- 3% 0% - 3% - - - - 1.5%
6% 1.5%
Tổng cộng 7.5%

3. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ NHẬN TRỢ CẤP THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hiện nay, nhiều NGƯỜI LAO ĐỘNG đăng thắc mắc rằng mình có thuộc trường hợp nhận hỗ trợ hay không? Và NGƯỜI LAO ĐỘNG cần làm gì để được nhận hỗ trợ? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp liên quan đến việc nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Câu hỏi: NGƯỜI LAO ĐỘNG đang làm việc tại doanh nghiệp sẽ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP bằng cách nào?

Trả lời: 

  • Đối với NGƯỜI LAO ĐỘNG hiện đang tham gia BHTN tại DN, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng cá nhân của NGƯỜI LAO ĐỘNG. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chi trả chính sách hỗ trợ cho NGƯỜI LAO ĐỘNG qua tài khoản vừa đảm bảo kịp thời, minh bạch đến tận tay NGƯỜI LAO ĐỘNG vừa đáp ứng chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như đảm bảo tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Theo đó, NGƯỜI LAO ĐỘNG đang làm việc tại DN chỉ cần phối hợp để cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân của mình để doanh nghiệp bổ sung vào danh sách gửi cơ quan BHXH. Với những thông tin liên quan đến nhân thân cá nhân như số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thời gian tham gia BHTN của NGƯỜI LAO ĐỘNG cơ quan BHXH sẽ in sẵn ra để DN và NGƯỜI LAO ĐỘNG đối soát.
  • Một số trường hợp đặc biệt khi NGƯỜI LAO ĐỘNG không thể mở được tài khoản ngân hàng cá nhân, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua DN. Tuy nhiên, để đảm bảo sự kịp thời, BHXH Việt Nam khuyến nghị NGƯỜI LAO ĐỘNG nên nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống các ngân hàng để có thể nhận hỗ trợ được nhanh nhất và chính xác nhất. (Nguồn Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam)

Câu hỏi 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG đã chấm dứt HĐLĐ (không còn làm việc ở doanh nghiệp hoặc đang ở quê) sẽ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 bằng cách nào?

Trả lời: Đối với NGƯỜI LAO ĐỘNG bảo lưu thời gian tham gia BHTN từ ngày 01/01/2020 đến nay, những NGƯỜI LAO ĐỘNG đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động không còn ở DN, đã về các địa phương sẽ được cơ quan BHXH tỉnh/huyện sẵn sàng tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của NGƯỜI LAO ĐỘNG, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. (Nguồn Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam)

Câu hỏi 2: Hiện tại, nhiều NGƯỜI LAO ĐỘNG đang làm việc theo phương thức “3 tại chỗ” vậy NGƯỜI LAO ĐỘNG có được nhận hỗ trợ không?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 116 thì

  • Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
  • NGƯỜI LAO ĐỘNG đang thực hiện “3 tại chỗ” đồng nghĩa với việc NGƯỜI LAO ĐỘNG vẫn đang hưởng lương và được đóng các loại BHXH trong đó có BHTN. Do đó, những NGƯỜI LAO ĐỘNG đang thực hiện “3 tại chỗ” tính đến ngày 30/9/2021 đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ.

Câu hỏi 3: NGƯỜI LAO ĐỘNG đang nghỉ thai sản có được nhận hỗ trợ không?

Trả lời: Hiện hành, theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

  • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNGƯỜI LAO ĐỘNG, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động…”
  • Như vậy, trường hợp người lao động có thời gian nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng (tại thời điểm ngày 30/9/2021) thì thời gian này không được tính là thời gian đóng BHTN. Do đó, không đáp ứng điều kiện để nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Câu hỏi 4: Đã lãnh trợ cấp thất nghiệp, có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Trả lời: Để nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN thì NGƯỜI LAO ĐỘNG (không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng) phải đáp ứng 02 điều kiện:

  • Không đóng BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 - 30/9/2021.
  • Có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định.

Có thể hiểu, ở điều kiện trên thì NGƯỜI LAO ĐỘNG chỉ cần có thời gian đóng BHTN được bao lưu thì sẽ được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 dù đã nhận hoặc chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 5: NGƯỜI LAO ĐỘNG đang nhận trợ cấp thất nghiệp, có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Trả lời: Nếu NGƯỜI LAO ĐỘNG đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm của người lao động thường sẽ được tính để hưởng trợ cấp chứ không được bảo lưu.

  • Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người lao động được bảo lưu dù đang hưởng trợ cấp được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:
  • Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
  • Với trường hợp này, người lao động có thời gian lẻ chưa đủ 12 tháng hoặc thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt quá 12 năm thì số tháng lẻ và thời gian vượt quá đó sẽ được bảo lưu.
  • Như vậy, người lao động vẫn có thời gian tham gia BHTN được bảo lưu và hoàn toàn có cơ sở để được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 6: Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có bị mất thời gian đã đóng BHTN?

Trả lời: Về nguyên tắc, thời gian đóng BHTN chỉ mất đi khi NGƯỜI LAO ĐỘNG nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm 2013. Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ ở Nghị quyết 116/NQ-CP là chính sách hỗ trợ độc lập với chính sách hưởng BHTN được quy định ở Luật Việc làm 2013. Do đó, việc NGƯỜI LAO ĐỘNG nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không ảnh hưởng, mất đi thời gian đã tham gia BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 7: NGƯỜI LAO ĐỘNG nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam có được nhận hỗ trợ không?

Trả lời: Theo quy định hiện hành, NGƯỜI LAO ĐỘNG nước ngoài không thuộc trường hợp tham gia BHTN nên không được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Câu hỏi 8: NGƯỜI LAO ĐỘNG chấm dứt HĐLĐ đã nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP thì có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?

Trả lời: Theo đó, chính sách hỗ trợ tại 2 Nghị quyết này hoàn toàn độc lập với nhau và Nghị quyết 116 cũng không quy định về việc NGƯỜI LAO ĐỘNG đã nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 thì sẽ không nhận được tiền hỗ trợ từ Qũy BHTN theo Nghị quyết 116. Do đó, nếu NGƯỜI LAO ĐỘNG chấm dứt HĐLĐ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc nhận hỗ trợ Covid-19 ở cả 2 Nghị quyết thì sẽ nhận được hỗ trợ ở cả 2.

Nguồn: Thuvienphapluat.

Quý khách hàng có nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn về CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP có thể liên hệ Kế Toán Thành Khang TKC để được tư vấn thêm:

Nếu Quý khách hàng muốn tự thực hiện hồ sơ có thể xem thêm TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỒ SƠ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
 

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo