CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Quy trình thành lập công ty cổ phần tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn muốn thành lập công ty cổ phần tại Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023, Bạn gặp phải những băn khoăn và trở ngại về các quy định pháp luật trong quy trình thành lập công ty cổ phần? Trong bài viết dưới đây, kế toán Thành Khang sẽ tóm tắt quy trình thành lập công ty cổ phần tại Bà Rịa - Vũng Tàu để mọi người cùng hiểu rõ. 

Bước 1: Chuẩn bị trước thành lập công ty cổ phần tại Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Cần có tên công ty theo đúng quy định : “Tên loại hình + Tên doanh nghiệp”.
  • Cần có địa chỉ trụ sở chính của công ty.
  • Phải có ngành nghề kinh doanh.
  • Có vốn điều lệ.
  • Có các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty.
  • Các thành viên góp vốn phải có đủ tư cách pháp luật về góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp.
  • Có người đại diện pháp luật hợp pháp của công ty.
  • Các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty cổ phần.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Đây là bước quan trọng trong việc thành lập công ty cổ phần, để đưa công ty vào hoạt động. Bạn có thể tự soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho mình nhưng để chắc chắn, tránh xảy ra sai sót thì bạn có thể lựa chọn dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Vũng Tàu của kế toán Thành Khang, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn.

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).
  2. Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập).
  3. Danh sách cổ đông sáng lập.
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.
  5. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  6. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
  • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp).

7. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

  1. 8. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

  2. 9. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Sau khi đã hoàn thiện công việc soạn thảo hồ sơ thì bạn có thể nộp qua các cách thức sau:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh  của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và thanh toán lệ phí.

Khi nhận hồ sơ, chuyên viên Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy định về quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng điện tử gồm các trường hợp sau, bạn có thể chọn 1 trong các cách thức này để nộp hồ sơ sao cho thuận tiện nhất.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

  1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải hợp lệ theo quy định
  2. Bạn phải kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  3. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

  1. Cần phải kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của công ty tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  2. Sau đó sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình.
  3. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 4: Nhận kết quả

1. Trường hợp đăng ký trực tiếp:

a. Nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

b. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

2. Đăng ký qua mạng điện tử

a. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang Cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy CNĐKDN và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy CNĐKDN.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

b. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy CNĐKDN.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy CNĐKDN, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ bằng bản giấy và Giấy biên nhận tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu hồ sơ với hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy CNĐKDN cho doanh nghiệp nếu nội dung thống nhất.

Lưu ý:

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy CNĐKDN mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Nếu bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Khi bạn nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định thì bạn đã hoàn tất quy trình thành lập công ty cổ phần rồi. Trên thực tế việc thành lập công ty còn vấp phải nhiều khó khăn, rườm ra, nhiều thủ tục… Chính vì thế mà kế toán Thành Khang đã triển khai dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp với mong muốn giúp khách hàng hoàn thành các bước nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo