Nộp thuế áp dụng với tất cả các hình thức kinh doanh, kể cả bán hàng trên sàn điện tử shopee. Khi bán hàng trên shopee ngoài nộp thuế theo luật thì người bán còn phải nộp thuế cho shopee để kinh doanh ứng dụng này.
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc kinh doanh bán lẻ hàng hóa trên mọi hình thức phải nộp thuế giá trị gia tăng 1%, thu nhập cá nhân 0,5% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, nhiều người bán sai lầm khi nghĩ rằng chỉ bán trên các sàn như Shopee mà không có cửa hàng thì không cần nộp thuế. Điều này đã dẫn đến việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế và chỉ khi nhận được thông báo truy thu thuế Shopee từ cơ quan thuế thì mới bắt đầu lo lắng và hoang mang.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, yêu cầu người bán trên sàn thương mại điện tử tuân thủ nghĩa vụ thuế và chủ sàn phải hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc điều tra hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật.
Có thể thấy, thị trường bán hàng online đang chứng kiến sự bùng nổ với sự gia tăng mạnh mẽ của các cửa hàng và sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.
Nếu doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại điện tử (bao gồm việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử shopee) từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
- Phí thanh toán: Shopee áp dụng mức thanh toán cho tất cả người bán hàng trên Shopee là 4% (bao gồm VAT). Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua cho mỗi đơn hàng, bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển.
- Phí cố định: Với tất cả người bán không thuộc Shopee Mall sẽ phải nộp mức phí cố định là 4% (bao gồm VAT) cho mỗi đơn hàng thành công.
- Phí dịch vụ: Áp dụng với đối tượng áp dụng: Người bán sử dụng Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Voucher Xtra
- Tổng số tiền thu từ bán hàng, dịch vụ, hoa hồng và cả những khoản đã chịu thuế
- Bao gồm tiền thưởng, hỗ trợ doanh số, khuyến mại, chiết khấu
- Các hỗ trợ tài chính kahcs, cũng như tiền trợ giá, phí phụ thu và phụ trội.
- Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế thu nhập các nhân x 0.5%
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế giá trị gia tinh x 1%
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế và trốn thuế (*).
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Chậm đăng ký thuế: từ 0.5 triệu – 5 triệu đồng tùy theo độ trễ của thủ tục đăng ký;
Khai sai KHÔNG dẫn đến thiếu thuế: 250.000 đến 4 triệu đồng
Chậm khai thuế: 1 triệu – 12.5 triệu tùy theo độ trễ của tờ khai;
Khai sai dẫn đến thiếu thuế: 20% số tiền thuế thiếu
Trốn thuế (**): 1 đến 3 lần số thuế trốn
Theo quy định, khi doanh nghiệp nộp chậm thuế, sẽ phải chịu lãi phạt với mức 0.03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế còn thiếu. Điều này có thể dẫn đến khoản tiền phạt lớn nếu kéo dài thời gian chậm nộp, gây ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh. Vì vậy, người bán hàng cần chú ý quản lý và nộp thuế đúng hạn để tránh các chi phí phát sinh không cần thiết.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!