Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc kinh doanh trực tuyến đã trở thành một phương thức phổ biến, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng trong quản lý thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hộ kinh doanh, cơ quan thuế đã đưa ra các quy định về việc tính thuế đối với các hộ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Dưới đây là cách tính thuế hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử mà các hộ kinh doanh cần phải nắm rõ.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thuế GTGT, thuế TNCN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:
đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Theo Điều 3, 4 và 11 Luật thuế GTGT, việc nộp thuế GTGT thực hiện như sau:
· Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.
· Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.
· Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng mà cụ thể là: Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
Theo Điều 2, 3 và 10 Luật thuế TNCN, việc nộp thuế TNCN thực hiện như sau:
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế bao gồm Thu nhập từ kinh doanh, trong đó có Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
*Phương pháp tính: Doanh thu (X) tỷ lệ % (chi tiết theo Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC).
Hoạt động kinh doanh TMĐT phổ biến hiện nay là mua hàng về để bán trên sàn TMĐT thì đối với cá nhân việc tính thuế số phải nộp sẽ áp dụng tỷ lệ:
· Tỷ lệ 1% tính thuế GTGT (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế GTGT, không tính nếu là hàng hóa không chịu thuế GTGT)
· Tỷ lệ 0,5% tính thuế TNCN.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh là cơ sở sản xuất trực tiếp bán ra hàng hóa chịu thuế TTĐB, hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế TTĐB tùy thuộc từng loại HHDV (Ví dụ như sản xuất và bán hàng mã).
Các hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cần thực hiện các bước sau để đảm bảo nghĩa vụ thuế được thực hiện đúng đắn:
· Kê khai thuế: Hộ kinh doanh cần kê khai các loại thuế phải nộp, bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN, thuế môn bài.
· Nộp thuế: Sau khi kê khai, hộ kinh doanh cần nộp thuế cho cơ quan thuế đúng hạn.
· Lập báo cáo thuế: Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, họ phải lập báo cáo thuế và gửi cho cơ quan thuế theo quy định.
Việc tính thuế hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử khá đơn giản, nhưng đòi hỏi người kinh doanh phải nắm vững các quy định thuế và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Các hộ kinh doanh cần phải chú ý đến các loại thuế phải nộp, cũng như cách thức tính toán, kê khai và nộp thuế để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!