Kế toán là ngành nghề đòi hỏi kiến thức và trình độ chuyên môn rất rộng, đặc biệt cuối năm là thời điểm kế toán phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ chuẩn bị cho quá trình quyết toán thuế. Vậy nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp là gì và các công việc nào kế toán cần lưu ý vào dịp cuối năm? Kế toán Thành Khang sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về các công việc cuối năm kế toán cần lưu ý trong bài viết sau đây.
Nhiệm vụ của kế toán được quy định tại Điều 4 Luật kế toán 2015 như sau:
“Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”
1. Tiền mặt:
2. Tiền gửi:
3. Thuế VAT đầu vào
4. Tạm ứng
5. Hàng tồn kho
6. Tài sản cố định
7. Công nợ
8. Lương và các khoản trích theo lương
9. Thuế phải nộp:
10. Vốn
11. Doanh thu
12. Chi phí
13. Kết chuyển
Kết chuyển KQKD cuối kỳ; sử dụng TK 911: Nguyên tắc tài khoản loại 5 trở đi không có số dư….
14. Báo cáo tài chính
- Lên số liệu báo cáo tài chính:
- Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn….
15. Các vấn đề khác
+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi
– Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
– Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
– Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
2. Công việc hằng ngày phải làm
– Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không.
Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan.
Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
– Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
3. Công việc hàng tháng
– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
– Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
– Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
– Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
– Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
4. Công việc hàng quý
– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo quý)
– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
5. Công việc cuối năm
– Lập báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
– Lưu trữ các chứng từ và sổ sách
Qua bài viết trên kế toán Thành Khang đã hướng dẫn chi tiết cho khách hàng về các công việc cuối năm mà kế toán cần lưu ý, hi vọng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bộ phận kế toán của các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề tồn đọng, sớm hoàn thành các công việc cuối năm. Ngoài ra, kế toán Thành Khang còn cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế cuối năm, dịch vụ thành lập doanh nghiệp và nhiều dịch vụ kế toán khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ mà bạn mong muốn nhé.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!