• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

CÁCH LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CUỐI NĂM MỚI NHẤT

Giai đoạn cuối năm các doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tổng hợp lại doanh thu và cũng như theo dõi, nhìn lại tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vậy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm là gì? Cách lập như thế nào?

baocaoketquakinhdoanhcuoinam

1/ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CUỐI NĂM LÀ GÌ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD) cuối năm là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tài chính. Báo cáo này cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2/ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CUỐI NĂM BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp cho biết trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần đó là doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Trong đó thì:

- Doanh thu được hiểu là các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ.

- Chi phí tức là khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ, cho khâu quản lý, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đó và khoản thuế TNDN phải đóng cho nhà nước.

- Lợi nhuận là khoản tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí.

3/ CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT BÁO CÁO KẾT QUẢ CUỐI NĂM

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu & chi phí doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh tiêu chuẩn cần đề cập đến 4 nội dung chính:

·        Doanh thu & chi phí của các hoạt động trong cùng kỳ kế toán

·        Doanh thu & chi phí từ các hoạt động khác của doanh nghiệp

·        Lợi nhuận & nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

·        Lãi cơ bản & suy giảm trên cổ phiếu (chỉ có trong báo cáo kinh doanh hợp nhất đối với doanh nghiệp, tập đoàn lớn có nhiều công ty con)

Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, bố cục được chia làm 5 cột:

·        Chỉ tiêu (1): Các chỉ tiêu báo cáo

·        Mã số (2): Mã số tương ứng với các chỉ tiêu

·        Thuyết minh báo cáo tài chính (3): Diễn giải các số hiệu của các chỉ tiêu tương ứng

·        Năm nay (4): Tổng số phát sinh trong năm nay

·        Năm trước (5): Số liệu của năm trước và số liệu này thường được dùng để so sánh

baocaoketquakinhdoanhcuoinam

4/ NGUYÊN TẮC KHI LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã đưa ra một số yêu cầu về nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp như sau:

4.1. Nguyên tắc cần có trong việc lập và trình bày báo cáo

Trong quá trình lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc thì các khoản mục chi phí, doanh thu, lãi, lỗ sẽ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ đều phải thực hiện loại trừ.

Mục chi phí, thu nhập, doanh thu phải được trình bày thận trọng và chuẩn chỉnh theo nguyên tắc. Nếu có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì phải điều chỉnh hồi tố và không được điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

(Theo VAS 29: Điều chỉnh hồi tố là việc điều chỉnh những ghi nhận, trình bày và xác định giá trị các khoản mục của báo cáo tài chính giống như việc sai sót của kỳ trước chưa xảy ra.)

4.2. Cơ sở dữ liệu

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, hay quý này năm trước, quý trước,…

Sổ kế toán tổng hợp và được trình bày chi tiết các tài khoản loại 5,6,7,8,9.

Cùng với một số tài liệu liên quan khác,…

5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 

Khoản 3, Điều 113, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, cách viết một số chỉ tiêu quan trọng trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hướng dẫn như sau:

5.1. Chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (01)

- Chức năng của chỉ tiêu doanh thu: Chỉ tiêu này nói lên tổng doanh thu hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và các loại doanh thu khác trong năm của doanh nghiệp.

- Cách ghi số liệu: Mã 01 được lấy từ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và phải là tổng hợp số phát sinh bên Có của tài khoản này trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu về doanh thu bán hàng không bao gồm các loại thuế gián thu và các doanh thu từ giao dịch nội bộ.

5.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (02)

- Chức năng của mã 02: Phản ánh tổng hợp các khoản được tính giảm trừ vào tổng doanh thu năm như các khoản tiền được chiết khấu thương mại, giảm giá mua hàng, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.

- Cách ghi số liệu: Mã 02 được lấy từ số liệu trong kỳ báo cáo của lũy kế số phát sinh bên Nợ “Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối xứng với bên Có các “Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu”.

- Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp được ghi trên sổ kế toán Tài khoản 511 (NSNN).

5.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10)

- Chức năng của mã 03: Phản ánh số doanh thu thuần thông qua việc lấy doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và các loại doanh thu khác trừ đi chiết khấu thương mại, giảm giá, hoàn hàng (trả hàng)...

- Cách ghi số liệu mã 10 = Mã 01 - Mã 02.

5.4. Giá vốn hàng bán (11)

- Chức năng của mã 11: Phản ánh tổng giá vốn hàng bán, đầu tư bất động sản, chi phí giá sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành (trực tiếp).- Cách ghi số liệu mã 11: Luỹ kế số phát sinh bên Có của “TK 632 - Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của “TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh”.

5.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20)

- Chức năng của mã 20: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần của hàng hóa bán, thành phẩm, đầu tư và các dịch vụ cung cấp với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ.

- Cách ghi số liệu: Mã 20 = Mã 10 - Mã 11.

5.6. Doanh thu hoạt động tài chính (21)

- Chức năng của mã 21: Phản ánh doanh thu của các hoạt động tài chính doanh nghiệp (phát sinh trong kỳ báo cáo).

- Cách ghi số liệu mã 21: Tổng hợp số phát sinh bên Nợ của “TK 515 - Doanh thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp” đối ứng với bên Có “Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh”.

5.7. Chi phí tài chính (22)

- Chức năng của mã 22: Phản ánh tổng chi phí tài chính (tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,...) của doanh nghiệp, phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Cách ghi số liệu mã 22: Tổng hợp tất cả số phát sinh bên Có “TK 635 - Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ “TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)”.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo