• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh và mong muốn thực hiện chúng nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào? Vậy bạn đã biết khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì hay chưa? Bài viết này kế toán Thành Khang sẽ chia sẻ cho bạn biết những điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp như: Việc đặt tên doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, xây dựng điều lệ,...

1. Để thành lập công ty thì cần có những gì?

  1. Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với điều kiện thực tế của mình.
  2. Chuẩn bị đặt tên cho công ty.
  3. Cần chuẩn bị lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở công ty.
  4. Lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp.
  5. Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty phù hợp.
  6. Chuẩn bị về mức thuế cần đóng khi thành lập công ty tương ứng với mức vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký.
  7. Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp.
  8. Chuẩn bị về giấy tờ thành lập công ty.

2. Xác định các yếu tố trước khi thành lập doanh nghiệp

2.1 Tên công ty

Căn cứ theo quy định của Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:

  • Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
  • Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp;

Các bạn có thể truy cập vào website của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để tra cứu xem tên mình dự định đăng ký có bị trùng lẫn với các doanh nghiệp đã thành lập trước đó không.

2.2 Địa chỉ trụ sở chính

Trong hoạt động của doanh nghiệp cơ quan quản lý thuế luôn gửi các thông báo đến trụ sở chính của doanh nghiệp khi có yêu cầu với doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính cần rõ ràng để công văn có thể chuyển được đến với doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, vừa tránh trường hợp cơ quan quản lý thuế quy kết doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh.
Khi lựa chọn địa chỉ trụ sở chính nên chọn địa điểm có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, nhà để thuận tiện cho việc mua hóa đơn GTGT của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

những điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

2.3 Vốn điều lệ Công ty

+ Căn cứ theo khoản 6, điều 4 Luật doanh nghiệp thì Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
+ Việc để mức vốn điều lệ hợp lý có các lợi thế sau:

  • Đảm bảo tính đối ứng của Doanh nghiệp đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh.
  • Thuận tiện cho việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
  • Là căn cứ để áp mức thuế môn bài cho doanh nghiệp. Mức thuế môn bài chia làm 4 bậc

a)  Dười 2 tỷ đồng (bậc 4) mức thuế là 1.000.000 đồng/1 năm.

b)  2 tỷ - dưới 5 tỷ đồng (bậc 3) mức thuế là 1.500.000 đồng/1 năm.

c)  5 tỷ - 10 tỷ đồng (bậc 2) mức thuế là 2.000.000 đồng/1 năm.

d)  Trên 10 tỷ đồng (bậc 1) mức thuế là 3.000.000 đồng/1 năm.

2.4 Loại hình doanh nghiệp

+ Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để các sáng lập viên lựa chọn, mỗi loại hình có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề. Phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

+ Để tham khảo thêm quy định riêng về cơ cấu tổ chức lẫn các vấn đề khác liên quan đến các loại hình doanh nghiệp các sáng lập viên có thể tham khảo trong Luật doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.

2.5 Ngành nghề kinh doanh

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg quy định về mã ngành kinh tế quốc dân và được hướng dẫn bới quyết định 337/2007/QĐ-BKH. Trong đó quy định chi tiết về từng loại ngành nghề kinh doanh khi Đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các sáng lập viên nên lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của mình vì ngành nghề còn liên quan đến việc xuất hóa đơn GTGT của doanh nghiệp sau này.

2.6. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm

  • Giấy đề nghị ĐKKD.
  • Danh sách sáng lập viên.
  • Điều lệ của công ty (nếu loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn có điều lệ)
  • Xác nhận ký quỹ của Ngân hàng (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định)
  • Chứng chỉ hành nghề của một trong các chức danh quản lý (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề).
  • Giấy phép cho phép kinh doanh: Đây là trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề như xuất bản,... cần xin giấy phép con trước khi ĐKKD.

3. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

a. Giấy tờ tùy thân

Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác sao y có công chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

b. Hồ sơ đăng ký

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH, Cổ phần)

4. Những công việc doanh nghiệp cần thực hiện sau khi nhận được giấy phép kinh doanh là gì?

  • Khai thuế ban đầu: Soạn và nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng: Đến các ngân hàng để mở tài khoản hoặc có thể yêu cầu mở tài khoản tại nhà dựa theo chính sách của mỗi ngân hàng.
  • Hóa đơn điện tử: Soạn hồ sơ, chọn mua hóa đơn, sử dụng hóa đơn, xử lý hóa đơn bị sai sót,…
  • Mua chữ ký số (token): Mua chữ ký số để thực hiện các thủ tục điện tử về thuế, BHXH, hải quan, giao dịch trực tuyến,…
  • Làm bảng hiệu công ty: Bạn phải bắt buộc thực hiện để tránh bị phạt. Bảng hiệu sẽ được cơ quan thuế đến kiểm tra để chấp thuận cho phép xuất hóa đơn.

Chi tiết xem tại: Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Bài viết trên kế toán Thành Khang đã chia sẻ với các bạn những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, hi vọng sẽ giúp các doanh nghiệp sắp thành lập hiểu rõ hơn và chuẩn bị đầy đủ thông tin để việc thành lập doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay đến hotline của kế toán Thành Khang - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và nhận được giấy phép kinh doanh nhanh chóng nhất.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo