• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

QUY TRÌNH LÀM BCTC CUỐI NĂM VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

Báo cáo tài chính (BCTC) cuối năm là một công việc vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức. Đây là tài liệu thể hiện tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong suốt một năm. Quy trình lập báo cáo tài chính cũng cần được thực hiện một cách chính xác và cần lưu ý một vài điểm quan trọng.

ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI LÀM BCTC CUỐI NĂM

·        Tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, thành phần kinh tế sẽ phải lập BCTC năm.

·        Nếu là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng sẽ phải lập BCTC giữa niên độ.

·        Doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nên trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc và các đơn vị đó không có tư cách pháp nhân sẽ phải lập BCTC của riêng từng đơn vị cùng với BCTC tổng hợp.

lambctccuoinam

VAI TRÒ CỦA BCTC CUỐI NĂM

  • Giúp kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết.
  • Giúp nhận biệt, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu cần thiết.
  • Giúp phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình cũng như xu hướng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
  • Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

QUY TRÌNH LẬP BCTC CUỐI NĂM

1/ Tổng hợp dữ liệu và chứng từ

Bước đầu tiên trong quá trình lập báo cáo tài chính doanh nghiệp cần tập hợp, phân loại và sắp xếp các chứng từ kế toán một cách rõ ràng. Chúng bao gồm hóa đơn, biên lai, phiếu thu chi, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan khác.

2/ Kiểm tra và đối chiếu số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, kế toán cần kiểm tra và đối chiếu các thông tin để đảm bảo rằng mọi con số đều chính xác, không có sai sót. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra các khoản mục như:

·        Tài sản cố định

·        Công nợ phải thu, phải trả

·        Doanh thu, chi phí

3/ Phân bổ, khấu hao và chi phí trước

Phân chia nghiệp vụ phát sinh thành quý sẽ giúp quá trình lập báo cáo tài chính thêm chuẩn xác. Bên cạnh đó, kế toán viên cũng cần phải làm rõ và phân loại chúng với các nghiệp vụ phát sinh như: phân loại các khấu hao, cho phí cần trả trước….

4/ Kiểm tra, rà soát đối chiếu số liệu số sách kế toán

Doanh nghiệp cần rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản như hàng tồn kho, công nợ phải thu, công nợ phải trả, đầu tư, chi phí trả trước và các tài sản cố định.

·        Kiểm tra việc chuyển số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này của tất cả các tài khoản có số dư.

·        Kiểm tra lại số dư của từng nhóm khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,…

·        Kiểm tra số lượng và giá trị từng loại hàng hóa.

·        Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái.

5/ Thực hiện các bút toán kết chuyển

Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra và rà soát các số liệu, kế toán viên cần thực hiện các bút toán kết chuyển lãi/lỗ trong năm. Quá trình này bao gồm hạch toán các khoản doanh thu, chi phí, lỗ, lãi và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không còn số dư cuối kỳ.

6/ Lên báo cáo tài chính hoàn chỉnh

Cuối cùng, báo cáo tài chính sẽ được công bố và gửi tới các cơ quan chức năng, cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ nộp BCTC cho cơ quan thuế và các cơ quan quản lý theo yêu cầu của pháp luật.

lambctccuoinam

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM BCTC CUỐI NĂM

  • Đảm bảo tính trung thực và chính xác: BCTC phải phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sai sót trong báo cáo có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như phạt thuế, mất uy tín hoặc ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trong tương lai.

  • Tuân thủ chuẩn mực kế toán và quy định pháp lý: Doanh nghiệp cần phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hoặc chuẩn mực quốc tế (IFRS) nếu có yêu cầu. Ngoài ra, các quy định thuế và pháp lý cần được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh rủi ro pháp lý.

  • Lập dự phòng đầy đủ: Doanh nghiệp cần phải lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, tổn thất do suy giảm giá trị tài sản, chi phí thuế chưa nộp… Điều này giúp báo cáo tài chính phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp.

  • Phân tích kỹ lưỡng các chỉ số tài chính: Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chỉ số như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ, biên lợi nhuận… cần được phân tích chi tiết. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo