• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

Hồ sơ quyết toán thuế cuối năm gồm những gì?

Bước sang năm tài chính mới cũng là lúc mà kế toán cần phải chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế. Vậy hồ sơ quyết toán thuế cuối năm gồm những gì? Kế toán Thành Khang sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết sau đây.

1. Hồ sơ quyết toán thuế

Khi có quyết định kiểm tra hồ sơ, chứng từ kế toán (quyết toán thuế) thì kế toán cần chuẩn bị những loại hồ sơ, chứng từ, tài liệu sau:

a. Hồ Sơ Doanh Nghiệp
Bao gồm đầy đủ bản chính hoặc là bản photo có công chứng:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
  • Các văn bản miễn, giảm thuế (nếu có).
  • Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật.
  • Điều lệ công ty;
  • Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
  • Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
  • Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.
  • Các công văn khác liên quan đến cơ quan thuế.

b. Các chứng từ, hóa đơn

Hồ sơ khai thuế: 

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
  • Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
  • Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Báo cáo tài chính;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ lương, thưởng, phép:

  • Hồ sơ của người lao động;
  • Hợp đồng lao động;
  • Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
  • Bảng chấm công;
  • Bảng thanh toán tiền lương;
  • Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
  • Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
  • Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
  • Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm

Hồ sơ công nợ:

  • Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
  • Phụ lục hợp đồng kinh tế;
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Hồ sơ vay nợ

  • Hợp đồng vay;
  • Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…

Chứng từ kế toán

  • Hóa đơn mua vào, bán ra;
  • Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
  • Phiếu thu, Phiếu chi;
  • Phiếu nhập kho;
  • Phiếu xuất kho;
  • Phiếu kế toán khác;
  • Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
  • Sổ phụ tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ sổ sách kế toán

  • Sổ nhật ký chung;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ nhật ký mua hàng;
  • Sổ nhật ký bán hàng;
  • Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
  • Sổ chi tiết tài khoản;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
  • Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng phân bổ CCDC; chi phí trả trước;
  • Bảng định mức nguyên vật liệu;
  • Bảng dự toán quyết toán công trình;
  • Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
  • Sổ chi tiết tiền vay.

hồ sơ quyết toán thuế cuối năm gồm những gì?

Nhân viên kế toán phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn bán ra, đối chiếu với bảng kê trên tờ khai thuế hàng tháng. Tập hợp các hợp đồng kinh tế, kiểm tra lại tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho hàng tháng đối với phần doanh thu.

Kiểm tra lại hóa đơn đầu vào hàng tháng và đối chiếu với bảng kê thuế tháng. Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách nhân viên, đã đăng ký lao động và Thang bảng lương chưa, các chi phí phát sinh hàng tháng có hợp lý không. Tình hình lãi – lỗ như thế nào có hợp lý hay không cần chuẩn bị đầy đủ để giải trình với bên thuế.

Đối với công ty sản xuất thì nên kiểm tra thêm về khoản chi phí tính giá thành, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và hệ số tiêu hao có trong khung của các đơn vị khác cùng ngành không.

2. Cách sắp xếp chứng từ để dễ quản lý

  • Kế toán cần sắp xếp các chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng.
  • Sắp xếp theo thời gian: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính.
  • Sắp xếp các chứng từ gốc: Hóa đơn đầu vào, đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế.
  • Hóa đơn bán ra (hóa đơn đầu ra) phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào. Đồng thời cần phải kẹp thêm phiếu xuất kho, kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
  • Hóa đơn mua vào (hóa đơn đầu vào) phải kẹp với phiếu chi, phiếu nhập kho và phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có.
  • Nếu là nghiệp vụ bán hàng chịu thì phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có,…
  • Tất cả các chứng tờ, hóa đơn phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
  • Nên sắp xếp, kẹp riêng chứng từ của từng tháng thành một tập có bìa đầy đủ.

3. Cách sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

Đi kèm theo chứng từ của năm nào thì là báo cáo của năm tương ứng. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế giá trị gia tăng hàng tháng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Tiêu thụ đặc Biệt, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN, hoàn thuế kèm theo của từng năm.

4. Sắp xếp hợp đồng kinh tế

Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào và đầu ra. Kiểm tra thật kỹ các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có như: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

Lưu ý: 
Khi kiểm tra tại cơ quan thuế: Căn cứ vào các báo cáo của người nộp thuế để kiểm tra, nếu phát hiện các sai sót, nghi vấn sẽ lập các phiếu yêu cầu người nộp thuế cung cấp, giải trình liên quan đến sự việc. Trường hợp không giải trình được thì cơ quan thuế sẽ tiến hành xuống kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn nếu giải trình chậm bạn phải có mẫu giải trình khi nộp chậm tờ khai với cơ quan thuế.

Khi kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Công văn gửi xuống sẽ chậm nhất sau 3 ngày làm việc, việc kiểm tra được tiến hành chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày có công văn. Cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra trong một năm hoặc nhiều năm, một sắc thuế hoặc nhiều sắc thuế.

Cuối năm tài chính cũ và đầu năm tài chính mới có rất nhiều công việc bộn bề. Các bạn kế toán nên chú ý các vấn đề về sổ sách kế toán để không bị ảnh hưởng đến công việc và chịu rủi ro bởi những mức phạt không đáng có.

Kế toán Thành Khang là nơi cung cấp các dịch vụ về kế toán - tài chính - thuế - pháp lý doanh nghiệp. Chúng tôi triển khai dịch vụ quyết toán thuế cuối năm nhằm giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực và khó khăn trong quá trình làm quyết toán. Mọi thắc mắc về dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0909 751 711 để được hỗ trợ nhé.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo