CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động. Dưới đây, kế toán Thành Khang xin gửi đến quý khách hàng một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp mới nhất hiện nay.

1. Mở tài khoản ngân hàng:

Từ ngày 01/05/2021 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực hướng dẫn Nghị định 01/2021/NĐ-CP về biểu mẫu đăng ký DN cụ thể:

  • Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong giấy đề nghị đăng ký DN. Tại phần thông tin đăng ký thuế không còn thông tin số tài khoản ngân hàng. Do vậy, “số tài khoản ngân hàng” không phải là “thông tin đăng ký thuế“
  • Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN. Trước đây khi thông báo số tài khoản ngân hàng thì sử dụng mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN, tuy nhiên hiện nay biểu mẫu này không còn thông tin số tài khoản.

Hiện nay, không có quy định bắt buộc các Doanh nghiệp (DN) phải mở tài khoản Ngân hàng (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN). Nhưng trên thực tế, các DN đều mở tài khoản ngân hàng, tài khoản ngân hàng có tác dụng như sau:

  • Là điều kiện để DN đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu;
  • Giúp DN thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch, thanh toán…

Như vậy, theo quy định trên không bắt buộc về việc các DN thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở Kế hoạch - Đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi DN nhận được Giấy đăng ký kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng phải tiến hành thực hiện điền thông tin trên Mẫu 08-MST để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” (đính kèm tại Thông tư 105/2020/TT-BTC) và thông báo lên cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

2. Kê khai lệ phí môn bài:

Căn cứ vào Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới);
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

3. Khắc dấu và Đăng ký Chữ ký số của DN:

Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định Dấu của DN bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đồng thời, từ 01/01/2021, DN không cần phải thông báo mẫu con dấu cho Phòng đăng ký kinh doanh, thay vào đó có thể tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của DN (chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của DN).

Hiện nay, vẫn chưa có quy định bắt buộc DN phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, hầu hết các DN đều chọn Chữ ký số. Căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký DN qua mạng thông tin điện tử.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, DN phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:

  • Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán (Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC);
  • Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP);
  • Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật (Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019).

các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

4. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán:

Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 53 của Luật kế toán về kế toán trưởng, như sau:

  • Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
  • Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
  • Như vậy, nếu DN không thuộc trong lĩnh vực nhà nước nêu trên hoặc không phải là DN siêu nhỏ thì bắt buộc phải có kế toán trưởng. Trường hợp chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng ngay thì phải bố trí người phụ trách kế toán (Nhưng cũng chỉ được tối đa là 12 tháng, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng).

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP DN siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là những DN như sau:

  • Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
  • Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm.

DN siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là những doanh nghiệp như sau:

  • Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
  • Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm.

5. Đăng ký thuế lần đầu:

Sau khi DN nhận được Giấy Đăng ký Kinh doanh, DN phải soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho Chi cục thuế quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan thuế bao gồm giấy tờ sau:

(1) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(2) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);

(3) Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán;

(4) Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;

(5) Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;

(6) Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu có tài sản cố định);

(7) Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

6. Treo biển hiệu tại DN:

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước được quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 như sau:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Theo Điểm c Khoản 2, Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về các mức phạt liên quan đến tổ chức quản lý doanh nghiệp thì:

  • Việc không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.

Thêm vào đó, Công ty vi phạm còn buộc phải gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN theo quy định.

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Doanh nghiệp phải lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ tại trụ sở chính doanh nghiệp hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.

8. Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là GTGT), đó là:

- Phương pháp tính trực tiếp, bao gồm: tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu và tính bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý)

- Phương pháp khấu trừ thuế.

Các doanh nghiệp mới thành lập thì thuộc đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

+ Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

9. Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, doanh nghiệp có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.

Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp.

10. Áp dụng hóa đơn

Đối với những doanh nghiệp được thành lập trong khoảng thời gian từ 01/11/2018 đến 31/10/2018:

Nếu cơ quan thuế có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Trong trường hợp, cơ quan thuế có thông báo mà doanh nghiệp chưa điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì doanh nghiệp thực hiện như sau:

  • Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: Tự tin hóa đơn, Đặt in hóa đơn hay Mua hóa đơn từ cơ quan thuế.
  • Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc Thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp Tự in hóa đơn hay Đặt in hóa đơn.

Đồng thời, doanh nghiệp mới phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Nếu cơ quan thuế không có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CPthì doanh nghiệp thực hiện như sau:

  • Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: Tự tin hóa đơn, Đặt in hóa đơn hay Mua hóa đơn từ cơ quan thuế.
  • Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc Thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp Tự in hóa đơn hay Đặt in hóa đơn.
  • Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng thêm hình thức Hóa đơn điện tử thì phải Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trước khi sử dụng theo Thông tư 32/2011/TT-BTC

Quý thành viên có thể tham khảo thêm bài viết: Từ ngày 01/11/2018, Doanh nghiệp mới thành lập áp dụng hình thức hóa đơn nào?

11. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

12. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

13. Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

14. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

15. Thành lập công đoàn

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Điều kiện để có thể thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Ngoài các công việc trên thì còn một vài công việc khác, tuỳ thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp khi thành lập mà các công việc có sự khác nhau. Để được tư vấn chi tiết hơn về các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến hotline của kế toán Thành Khang để được hỗ trợ nhanh chóng.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo